Châu Âu áp thuế quan hơn 66% lên sản phẩm thép Trung Quốc

  • www.doanhtri.net
  • 11-10-2019
  • 497 lượt xem

Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/10 tuyên bố áp thuế quan lên tới 66,4% lên thép bánh xe Trung Quốc...

Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/10 tuyên bố áp thuế quan lên tới 66,4% lên thép bánh xe (steel road wheel) nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm vào các nhà sản xuất như Zhejiang Jingu và Xingmin Intelligent Transportation Systems.

Theo hãng tin Bloomberg, đây là thuế quan trừng phạt các nhà xuất khẩu Trung Quốc với sản phẩm thép bánh xe dành cho xe hơi, máy kéo, toa xe… bị cho là bán ở thị trường EU với giá thấp hơn giá sản xuất, hay còn gọi là bán phá giá.

Ủy ban châu Âu (EC) nói rằng thép bánh xe từ Trung Quốc bán phá giá ở châu Âu đã gây "thiệt hại vật chất" cho các công ty châu Âu sản xuất cùng loại mặt hàng.

Quyết định áp thuế quan này là kết quả sơ bộ của cuộc điều tra được khởi động vào tháng 2 trên cơ sở đơn kiện của Hiệp hội Các nhà sản xuất bánh xe châu Âu (AEWM). Thuế quan này sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Sáu, trước mắt được thực thi trong 6 tháng và có thể kéo dài 5 năm.

EU có 11 nhà sản xuất thép bánh xe, EC cho hay, nhưng từ chối công bố tên của các công ty này. EC cho biết các nhà sản xuất đề nghị không tiết lộ danh tính của họ "vì lo sợ bị khách hàng trả đũa".

Thông thường, lập luận cho rằng nền kinh tế phi chính thức là một cản trở cho việc mở rộng cơ hội của người nghèo vì nó có nhiều tác động tiêu cực. Vì các doanh nghiệp chính thức phải chịu cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp không chính thức nên nền kinh tế bị coi là mất khả năng cạnh tranh tự nhiên, chính phủ mất kiểm soát về điều kiện làm việc và thu thuế, người tiêu dùng thiếu sự đảm bảo về pháp lý và quyền lợi.

Trong khi đó, những người lao động phi chính thức thì lại không có khả năng tiếp cận vốn, tín dụng và dịch vụ tài chính, thiếu tư vấn và hỗ trợ trong việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ chính thức đổi mới sản phẩm, do vậy khả năng thoát nghèo là một thách thức.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây lại cho thấy vai trò tích cực của khu vực không chính thức trong việc mở rộng cơ hội của người nghèo. Các doanh nghiệp trong khu vực này được coi là có khả năng hưởng lợi từ nguồn lao động và nguyên liệu rẻ hơn. Các doanh nhân chính thức tiềm năng có cơ hội sử dụng lĩnh vực này như một thử nghiệm cho các dự án kinh doanh trong bối cảnh khi vẫn có tình trạng tham nhũng và gánh nặng pháp lý hiện tại đang kìm hãm phát triển kinh doanh.

 
Góc kinh tế học: Nền kinh tế phi chính thức - trở ngại hay cơ hội của người nghèo? (P1) - Ảnh 2.

Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, họ cho rằng họ có lợi từ khu vực kinh tế này nhờ hàng hóa và dịch vụ có giá cả phải chăng hơn. Thực tế là cho đến nay, có khá ít đánh giá thực nghiệm về những quan điểm khác nhau đối với khu vực kinh tế phi chính thức khi xem xét vai trò của nó đối với người nghèo. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy 92,9% tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đăng ký và hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức, 42,3% lực lượng lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong nền kinh tế phi chính thức.

Về khả năng thoát nghèo trong nền kinh tế phi chính thức, điều tra cho thấy 3% lao động nghèo trong khu vực phi chính thức thoát khỏi nghèo đói trong vòng một tháng nhưng chỉ có 1% lao động thuộc khu vực chính thức nghèo thoát nghèo trong thời gian này. Vì vậy, người lao động nghèo trong khu vực chính thức lại ít có khả năng thoát nghèo hơn.

Và một kết quả khá ngạc nhiên là 85% lao động phi chính thức đã thoát nghèo vẫn tiếp tục làm việc trong khu vực phi chính thức và chỉ 11% chuyển từ công việc không chính thức sang các công việc chính thức.

Tại Trung Quốc, 34,4% lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong khu vực kinh tế phi chính thức. Khoảng 168,2 triệu trong tổng số lực lượng lao động đô thị là 283 triệu (chiếm 59%) hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức, hơn 300 triệu lao động phi chính thức đang làm nông nghiệp. 

Ấn Độ có một trong những nền kinh tế có khu vực phi chính thức lớn nhất trên thế giới: 99,3% các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đăng ký và hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức, và 84,3% lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong nền kinh tế phi chính thức, trong đó 79,2% làm việc phi chính thức trong các doanh nghiệp phi chính thức.

(Còn nữa...)

GS.TS Trần Thọ Đạt     Theo Trí thức trẻ

Xem thêm Thế giới