5 ý tưởng cấp tiến để làm chậm sự thay đổi khí hậu và giải quyết khủng hoảng rác thải - Laura Paddison

  • www.doanhtri.net
  • 12-02-2019
  • 1541 lượt xem

Trong khi không có ai tự mình giải cứu thế giới, thì những kế hoạch có vẻ như cực đoan và đôi khi gây tranh cải đang có sức hút được chấp nhận.

Một số lượng lớn những tiêu đề đáng sợ đã giải thích và mô tả ý nghĩa về nó trong năm 2018. Chúng ta có 12 năm để quay lại tỉ lệ phát thải chất có hại cho môi trường một cách mạnh mẽ trước khi biến đổi khí hậu khóc liệt chắc chắn sẽ xảy ra. Trái đất dường như đang bị tổn thương, nó đang tiến gần đến điểm giới hạn đó là các hệ thống toàn cầu sẽ bị đẩy vào thời kỳ “Trái Đất nóng” (có nghĩa là thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất bắt đầu cao hơn từ 4 đến 5 độ C so với nhiệt độ tiền công nghiệp), làm cho nhiệt độ tăng lên 5 độ C và nước biển dâng lên 60 mét. Chúng ta đang giết chết các loài động vật và côn trùng nhanh chưa từng có.

Năm 2018, chúng ta chứng kiến nhiều ý tưởng cấp tiến nhằm giúp cho loài người một con đường thoát khỏi tình trạng rối loạn mà chúng ta đang mắc phải.

Không một người nào giải cứu được thế giới mà không cần sự giúp đỡ từ bất kỳ ai khác, thậm chí khi thời hạn hành động của chúng ta đã hết. Vì vậy chúng ta cần thay đổi cách vận hành nền kinh tế xã hội của chúng ta. Nhưng sự xuất hiện những ý tưởng cấp tiến, sáng tạo và đôi khi đáng sợ đang được nhiều người chấp nhận ngày càng cao về việc giải quyết những thách thức lớn chúng ta đang đối mặt. Dưới đây chúng ta xem xét 5 giải pháp trong số các giải pháp một cách cụ thể.

1. Giảm nhiệt lượng Mặt Trời

ROMOLOTAVANI VIA GETTY IMAGES

Vào mùa xuân năm 2019, một nhóm các nhà khoa học của Đại học Harvard sẽ thả những quả kinh khí cầu vào bầu khí quyển để phát tán hóa chất canxi carbonat vào không khí. Mục đích để xem liệu họ có thể làm cho nhiệt độ của Địa cầu giảm xuống không.

Đây sẽ là thử nghiệm quốc tế đầu tiên về công nghệ đã có hàng chục năm trước đây là công trình nghiên cứu và hoạt động tìm cách thay đổi bầu khí quyển Trái Đất nhằm giảm sự nóng lên toàn cầu từ Mặt Trời. Kế hoạch cơ bản là phát tán các hóa chất vào khí quyển để chặn các tia mặt trời – bằng cách phản xạ chúng vào không gian và vì thế nhiệt độ của hành tinh sẽ giảm xuống. Quá trình này bắt chước hiệu ứng xảy ra sau các vụ nổ núi lửa lớn, nơi khí núi lửa thoát ra là nguyên nhân làm mát Trái Đất.

VALENTINA KRUCHININA VIA GETTY IMAGES

Một minh họa và tác động hoạt động núi lửa giải thoát ra một lượng khổng lồ khí suflur dioxide vào không khí, làm mờ mặt trời. Công nghệ này bắt chước những hiệu ứng này.

Công nghệ thay đổi bầu khí quyển này là một trong những ý tưởng khó chấp nhận hơn trong kho ý tưởng là giảm tác động của biến đổi khí hậu. Và ý tưởng này được sự ủng hộ của một nhóm đông người không thực sự nổi tiếng có chung nhận thức coi sự biến đổi khí hậu là nguy hiểm. Nhưng khi chúng ta đối mặt dưới họng súng hủy diệt là sự gia tăng nhiệt độ thảm khốc. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy mức tăng là 4 độ C (7độ F), theo một báo cáo về môi trường của chính phủ Mỹ vào tháng 8/2018, nhu cầu cho xã hội của công nghệ này là rõ ràng.

Tuy nhiên, công nghệ này chưa từng được thử nghiệm, vì thế không ai thật sự biết nó sẽ hoạt động tốt như thế nào hay nó có thể gây ra hậu quả tiềm tàng phát sinh một khi nó bắt đầu vận hành. Có những lo ngại là nó sẽ phá vỡ hệ thống các kiểu mưa hoặc giảm bớt lượng ánh nắng trong một vài khu vực. Thêm vào đó, theo một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2018, nếu chúng ta làm thay đổi bầu khí quyển theo công nghệ này và sau đó chúng ta phải đột ngột ngừng lại, thì nhiệt độ có thể gia tăng nhanh chóng, sẽ có nhiều loài vật động vật, thực vật bị đẩy vào tuyệt chủng và tăng tốc độ biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục gia tăng, một số nhà khoa học nói rằng chúng ta có thể không còn thời gian để làm bất cứ điều gì với công nghệ này. David Fahey là nhà khoa học về khí quyển của Cơ quan Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương nói với tờ tạp chí Nature rằng “Không cần phải nói việc thay đổi bầu khí quyển là sai lầm lớn nhất nữa, mà chúng ta làm ngay việc này khi có thể”.

2. Sử dụng dòng điện để tái tạo lại các rạn san hô

JOE RAEDLE VIA GETTY IMAGES

Giáo sư Chris Langdon chuyên về sinh học biển và sinh thái học tại Đại học Miami dùng ống nhỏ giọt nuôi san hô trong phòng thí nghiệm khi ông nghiên cứu biến đổi khí hậu sẽ tác động đến rạn san hô trong tương lai ra sao.

Biển ấm lên sẽ là tin xấu cho rạn san hô. Rạn san hô Great Barrier ở châu Úc, được xem như một trong những kỳ quan của thế giới, có thể bị tàn phá bởi sự tăng nhiệt. Trong năm 2017 so với 2016, thì rạn san hô này bị tấn công bằng cách nung nóng, làm cho rạn san hô bị tẩy trắng màu hàng loại, có rất nhiều dải vành đai san hô rộng lớn đa màu sắc của thế giới đã chết.

San hô chết trên toàn thế giới đang tàn phá đời sống của đại dương, nó gây thiệt hại cho những người sống phụ thuộc vào đàn cá trong rạn san hô để làm thức ăn nuôi sống cho họ và gia đình họ. Thêm vào đó, những rạn san hô đang là cỗ máy lớn của ngành du lịch tạo ra tiền cho cộng đồng cư dân biển.

Nhưng các nhà khoa học đang thử nghiệm sử dụng dòng điện để tái tạo lại rạn san hô. Họ đặt các lòng thép vào mảng san hô bị hư hại nơi bị tẩy trắng, sau đó phóng điện vào rạn san hô, việc đó làm cho những khoáng chất có ích từ lớp địa từng dưới mặt đất nổi lên, giúp cho san hô tăng trưởng nhanh hơn. Phương pháp này đang được thử nghiệm ở Indonesia và một phần rạn san hô Great Barrier đã bị hư hại trong các đợt tẩy trắng.

Theo báo cáo BBC, san hô bị tổn thương đã thay đổi cấu trúc phát triển nhanh gấp 20 lần và cơ hội sống sót cao hơn 50 lần.

Điểm hạn chế: Phương pháp này có chi phí tương đối cao và nhóm nghiên cứu cần phải tìm ra nguồn năng lượng sạch hơn thay vì dựa vào nguyên liệu hóa thạch. Thêm vào đó, ngay cả khi phương pháp này làm san hô tăng trưởng nhanh hơn, liệu nó có theo kịp tốc độ hủy diệt hay không là một câu hỏi khác. San hô mất hàng trăm năm để pháp triển.

3. Sinh học (Enzyme) “ăn” nhựa

Vào tháng 4 năm 2018, các nhà khoa học thông báo họ vô tình phát hiện ra một enzyme có thể “ăn” nhựa. Nó phá vỡ được mô hình polymer trong nhựa P.E.T, một loại nhựa được sử dụng rất rộng rãi có trong các chai nước ngọt sử dụng một lần.

Không giống như các quy trình tái chế khác, phương pháp này làm phá vỡ cấu trúc hóa học của nhựa. Rác nhựa tồn tại có hại sau khi được enzyme hoàn thành công việc của nó thì có thể tái chế lần nữa trở thành nhựa sạch, chất lượng cao.

Câu chuyện đã đạt được sự chú ý đặt biệt dường như nó đã đưa ra giải pháp mới cho sự khủng hoảng rác nhựa. Hơn 16.000 chai nhựa được bán ra mỗi giây hay một triệu chai mỗi phút trên thế giới. Hầu hết chai nhựa sẽ kết thúc ở bãi rác hoặc thải bỏ ra môi trường, rác nhựa cần 400 năm để phân hủy sinh học.

Chất thải nhựa tích tụ gây thiệt hại lớn cho môi trường, làm tắc dòng chảy của sông ngòi và biển cả, làm đầy bao tử của loài cá, chim và các động vật khác, và ngay cả khi chúng kết thúc trong phân. Rác nhựa tạo ra trong giai đoạn 1950 – 2015 chỉ có 9% đã được tái chế.

Tất nhiên enzyme này không giải quyết vấn về tận gốc: thật sự là sự tiêu thụ của chúng ta vượt ngoài tầm kiểm soát. Louise Edge, nhà vận động đại dương cao cấp của tổ chức Hòa Bình Xanh, nói với tờ HuffPost rằng: “Cái chúng ta cần là thay đổi hệ thống… Mỗi một enzyme này không thể loại bỏ hết ô nhiễm rác nhựa (là các di sản phổ biến và phúc tạp của nó mà chúng ta đã tạo ra)”.

Nhưng các nhà khoa học đang phấn khích về các khả năng hoạt động của chúng và đang tìm kiếm thêm vài emzyme khác, chúng có khả năng phá vỡ cấu trúc của các loại nhựa khác nữa. Jonh McGeehan là giáo sư sinh vật học tại Đại học Portsmouth và một trong những nhà khoa học hàng đầu trong công trình nghiên cứu này nói “Khám phá bất ngờ này cho thấy có cơ hội cải thiện hơn nữa các enzyme này, đưa chúng ta nhìn thấy giải pháp tái chế núi rác nhựa lớn không ngừng một cách thận trọng hơn ”

4. Những con gián nhai được rác

ANTAGAIN VIA GETTY IMAGES

Có ít sinh vật gây phản ứng mạnh đặc biệt nhiều như gián, trong tâm trí chúng ta gián luôn đi cùng với cảnh bẩn thỉu và bệnh tật. Nhưng ở Trung Quốc, họ đang cảm nhận có cái gì đó tiến triển như một giải pháp tiềm năng giải quyết lượng thực phẩm khổng lồ dư thừa thải ra mỗi năm.

Họ đã xây dựng trang trại nhằm lấy những đặc tính dược từ loài gián, để giúp chúng ta giảm đau dạ dày, cảm lạnh và các bệnh khác, còn bây giờ những con gián đang được sử dụng như những cổ máy nhỏ xử lý rác thải sinh hoạt. Tại một nhà xưởng ở Tế Nam tỉnh Đông Sơn ở phía đông Trung Quốc, được quản hành bởi Công ty Kỹ thuật Nông nghiệp Shandong Qiaobin, có một tỷ con gián được nuôi bằng 50 tấn thực phẩm dư thừa mỗi ngày. Theo tờ Reuters, thực phẩm được chuyển đến trước khi trời sáng và cung cấp “nhiêu liệu” liên tục cho “các cổ máy gián” thông qua những đường ống dẫn.

Hệ thống này là một chu trình quay vòng liên tục. Phân gián được sử dụng làm phân bón và khi những con gián chết đi chúng được chế biến thành thức ăn cho động vật. LiHongyi nói với Reuters rằng “Giống như biến rác thải không có giá trị thành những vật chất khác có giá trị”.

Công ty đặt mục tiêu xây dựng thêm ba trang trại nữa vào cuối năm để xử lý một phần ba lượng rác thải từ các bếp ăn của thành phố Tế Nam, nơi có 7 triệu người sinh sống.

Đối phó với gián trốn ra ngoài? Nếu những chú gián trốn thoát khỏi trang trại, chúng có thể tàn phá môi trường bên ngoài. Trong năm 2013, có hơn một triệu con đã thoát ra ngoài sau khi có ai đó phá vỡ nhà kính nhốt chúng.

5. Nuôi thịt trong phòng thí nghiệm

WILDPIXEL VIA GETTY IMAGES

Chế độ ăn uống của chúng ta đã được nghiên cứu dưới kính hiển vi trong năm 2018 sau khi đã có nghiên cứu nói rằng không có phương án giải quyết nhu cầu rất lớn của những người dân ở các nước giàu phải cắt giảm đáng kể nhu cầu thịt để tránh cho thế giới rơi vào tình trạng biến đổi khí hậu nguy hiểm.

Bấy giờ khẩu phần ăn uống của chúng ta có thể thực sự bị soi dưới kính hiển vi, khi đó chúng ta hướng đến loại thịt thương mại đầu tiên được nuôi nhân lớn lên trong phòng thí nghiệm.

Nông nghiệp có tác động rất lớn đến môi trường, cần có nhiều vùng đất rất lớn và nhiều nguồn tài nguyên khổng lồ như là nước. Sau đó là hành động thả các khí thải – thịt và sữa là nguyên nhân tạo ra khí thải chiếm 60% khí thải của toàn ngành nông nghiệp. Nhưng con người vẫn ham muốn ăn thịt.

Một nhóm nhà khởi nghiệp ngành thực phẩm cho rằng họ có một giải pháp là: Thịt sẽ được nhân nuôi lớn lên mà không cần phải nuôi và giết mổ động vật. Trong số những thứ khác nhau như thịt xuất xứ từ nuôi trồng tế bào, mô hay thịt được nhân lớn lên trong phòng thí nghiệm hay thịt có được không qua giết mổ, tất cả đều được sản xuất bằng cách nuôi sống tế bào động vật bởi các chất dinh dưỡng, đường và các chất tăng trưởng. Một công ty ở San-Francisco đã nói rằng họ sẽ cho ra thịt gà trong phòng thí nghiệm. Và một công ty khác tên Memphis Meat phát biểu rằng họ có những miếng thịt gà sẳn sàng tham gia thị trường năm 2019.

Đó là một ý tưởng thu hút sự quan tâm của những người ăn thịt, nhưng nó đang ở trong giai đoạn trứng nước nên giá thành cao. Hiện tại một cái burger thịt nhân nuôi trong phòng thí nghiệm có giá khoảng 600 đô la Mỹ. Tất nhiên chi phí cao thường là vấn đề cản trở đối với kỹ thuật công nghệ giai đoạn đầu và các công ty nói họ tin rằng giá sẽ có thể giảm nhiều. Chúng ta cũng không có đủ thông tin tác động đến môi trường của quy trình sản xuất thịt xuất xứ từ phòng thí nghiệm, và quan trọng là con người có thể vượt qua được điểm yếu của nó và thực sự sự dụng nó.

Bài viết của Laura Paddison, Editor, This New World  Nguồn: HUFFPOST

Người dịch: Phan Minh

Xem thêm Thời sự