Ý KIẾN TRẢ LỜI VỀ CÁC VỤ BẮT GIỮ TRÁI PHÉP VẬN CHUYỂN VÀ TÀNG TRỬ CHẤT MA TÚY TẠI TP. HCM

  • www.doanhtri.net
  • 14-05-2019
  • 785 lượt xem

Vừa qua Viện Khoa Học Pháp Lý & Kinh Doanh Quốc Tế  có nhận được câu hỏi của bạn đọc về  các vấn đề vừa qua tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng, cơ quan Công an đã phá thành công nhiều vụ ma túy lớn, với số lượng tính bằng tấn và tiền tỷ. Một điều đặc biệt, các vụ ma túy này đều do những đối tượng mang quốc tịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...

Vậy thưa ông, luật pháp Việt Nam quy định xử lý như thế nào đối với những trường hợp này?

Liệu những đối tượng buôn bán, cầm đầu đường dây ma túy trên có bị xử lý theo luật định Việt Nam hay nhà nước sẽ bàn giao họ về cho nước họ?

Ông có nhận định gì về việc Việt Nam được chọn là địa điểm tập trung ma túy từ nước ngoài về (có thể là vùng tam giác vàng) để phân phối sang nước thứ 3.

Ý kiến trao đổi:

1/- Theo thông tin thời sự trong thời gian gần đây tại Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nối riêng đã có một số vụ bắt giữ về vận chuyển và tàng trử trái phép số lượng lớn chất ma tuý; phần lớn là ma túy tổng hợp, còn gọi là ma tuý đá.

 -Ngày 12/5/2019 trang tin điện tử Doanhtri.net của Viện IBLA cũng đã có đưa lại thông tin từ nguồn chinhphu.vn: "Triệt phá đường dây ma tuý cực lớn, thu giữ lựơng hàng trên 500 tỷ đồng"; theo đó, Cục Cảnh sát ma túy, Bộ Công an tiếp tục làm rõ đường dây vận chuyển và xử dụng TP Hồ Chí Minh làm nơi trung chuyển ma tuý, thu giữ hơn 500 kg ma tuý có giá trị hơn 500 tỷ đồng…

Cầm đầu các vụ vận chuyển và chủ của số lượng chất ma tuý khủng trên là người có Quốc tịch nước ngoài.

2/- Theo quy định của Pháp luật Việt Nam:

-Tại Khoản 2, Điều 5, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: “Đối với người nước ngoài  phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”;  và theo Khoản 2, Điều 6, Bộ Luật Hình sự 2015 cũng đã quy định: “Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật nầy trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp cuả công dân Việt nam hoặc xâm hại lợi ích của nước CHXHCN Việt nam theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên."

- Theo khoản 2, Điều 492, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế". 

- Và theo Khoản 2, Điều 508, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật nầy và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan".

   Như vậy, theo ý kiến, thì sẽ có 2 khả năng xảy ra:

+ Một là, đối tượng người có quốc tịch nước ngoài đó sẽ được dẫn độ về nước của họ nếu được Việt Nam chấp nhận.

+ Hai là, Việt nam sẽ từ chối việc dẫn độ để trực tiếp xét xử hành vi phạm tội của đối tương người có quốc tịch nước ngoài đó là công dân của nước tham gia ký kết điều ước quốc tế.

3/- Thủ tục tố tụng thực hiện như người Việt Nam phạm tội, do vậy trước tiên phải áp dụng Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; theo Khoản 3, Điêu 111, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015- Bắt người phạm tội quả tang; vì những đối tượng nầy đã vi phạm Điều 253, Bộ Luật Hình sự 2015- Tội tàng trử, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; và đã vi phạm Luật phòng, chống ma tuý hiện hành, theo văn bản hợp nhất sửa đổi số 13/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 của Văn phòng Quốc Hội. Sau đó cơ quan tố tụng sẽ tiến hành các bước tiếp theo theo quy định pháp luật Việt Nam.

4/- Theo ý kiến nêu ý cuối cùng; về nội dung nầy đã được các cơ  quan truyền thông đưa tin rồi: “ theo số liệu thống kê, lượng ma tuý váo Việt Nam chỉ có 20% tiêu thụ ở nội địa, còn 80% trung chuyển sang các nước khác như Philippines, Malaysia,, thậm chí sang Mỹ, Úc, Châu Âu’ ; và Bộ Công An đã có kế hoạch không tiếp tục để Việt Nam là nơi trung chuyển ma tuý cho tội phạm xuyên quốc gia.

Trên đây là vài nội dung trao đổi để các bạn độc giả báo doanhtri.net tham khảo.  

Lê Đông Triều 

Chi Hội Trưởng

Chi Hội Luật gia Viện IBLA

 

Xem thêm Tin Pháp luật