TRUYỆN KIỀU VÀ TỆ LÀM LÁO BÁO CÁO HAY
Lời bàn: Nguyễn Đình Đại (BBV)

  • www.doanhtri.net
  • 02-09-2019
  • 1409 lượt xem

"Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng."

Hai câu mở đầu cho Truyện Kiều có vẻ như một bài "báo cáo láo" hay và ngắn gọn nhất trong "lịch sử nhân loại" vì chỉ cần hai câu lục bát đã nói lên được tất cả mọi thứ trong nước đều "not bad" tức "không tệ" (đọc "nát bét").

Rất dễ hiểu là Nguyễn Du muốn mượn nhà Minh để châm biếm quan lại nhà Nguyễn (Gia Long) chuyên "làm láo báo cáo hay".

Ở đâu có "làm láo báo cáo hay" ở đó có "trì trệ" kinh khủng!

Nhưng năm Gia Tĩnh triều Minh là năm nào?

Nếu học trò hỏi Bác Bảo Vệ sẽ khó trả lời bởi suốt 45 năm trị vì, Minh Thế Tông (1507 - 1567) đều lấy niên hiệu là Gia Tĩnh.

Nhưng xét những gì đã xảy ra trong xã hội Truyện Kiều, ta có thể nói "mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều" nằm trong khoảng từ 1549 đến 1567 (mười tám năm cuối đời vua Gia Tĩnh).

Bởi trước năm 1549, Minh Thế Tông cai trị đất nước rất tốt.

Về cuối đời, nhà vua thường xuyên bỏ bê việc triều chính cho bọn "báo cáo láo" lộng hành còn ông chỉ lo mưu cầu cuộc sống trường thọ cho riêng mình.

Hậu quả là Minh Thế Tông trúng độc chết do uống phải một thứ thuốc "thử nghiệm" trường sanh bất tử vào năm ông mới vừa 60 tuổi.

Lời bàn: Nguyễn Đình Đại (BBV)

Xem thêm Văn Nghệ