TP.HCM: Sẵn sàng bước vào thực hiện hiệu quả chương trình Giáo dục Phổ thông mới

  • www.doanhtri.net
  • 05-08-2019
  • 931 lượt xem

Xung quanh vấn đề này, Báo Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn.

PV: Thưa ông, năm hc 2019-2020 đưc xem là năm hc “bn l” cho vic thc hin chương trình GDPT mi, vy TP.HCM đã có nhng chun b gì đ thc hin hiu qu chương trình này?

 

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Lê Hng Sơn: Để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, đạt mục tiêu đến năm học 2020-2021, nước ta bắt đầu triển khai áp dụng chương trình GDPT và sách giáo khoa mới với cấp tiểu học, THCS và THPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GD-ĐT, TP.HCM đã và đang đẩy mạnh hàng loạt đổi mới trong tổ chức dạy học.

Trong các năm học vừa qua, cụ thể trong năm học 2018-2019, ngành GD TP đã có nhiều giải pháp trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm chuyển dần từ chủ yếu trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất HS.

Sở GD-ĐT cũng đã đổi mới công tác quản lý, tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động trong việc thực hiện kế hoạch, phát triển các chương trình GD nhà trường, giảm lý thuyết, hàn lâm tăng thực hành trải nghiệm và thực hiện dạy học thực chất, thi cử nghiêm túc trong đổi mới kiểm tra đánh giá. Các nhà trường trong thời gian qua đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng và thời lượng dạy học; chủ động xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; các hoạt động trải nghiệm được đưa vào chính khóa, trong kế hoạch GD nhà trường; triển khai các giải pháp nhằm giảm tải chương trình, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

Đồng thời, Sở GD-ĐT đã xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhất là ở cấp tiểu học để tham gia các chương trình, các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Bộ GD-ĐT tổ chức. Từ đó sẽ xây dựng đội ngũ báo cáo viên, các chuyên đề nhằm thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn về chương trình GDPT mới cho toàn ngành. Sở cũng đã chủ động phối hợp với các trường ĐH, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên xây dựng những chuyên đề về chương trình GDPT mới để triển khai cho các đơn vị cơ sở.

Một trong những nội dung quan trọng cho việc chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT, đó là tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; sở đã và đang tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền các quận, huyện rà soát quy hoạch GD, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp nhằm thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học để tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày, hoạt động cả ngày trong nhà trường.

K thi tt nghip THPT quc gia năm 2019 B GD-ĐT công bmi đây thì TP.HCM đt đưc kết qu rt tt, đc bit môn tiếng Anh. Có phi nh đi mi trong dy và hc nên TP.HCM mi đt đưc kết qu này thưa ông?

Nhiều năm qua TP.HCM luôn là đơn vị có kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia thuộc top 10 của cả nước, điều này cho thấy những kết quả đổi mới trong dạy và học tại TP đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT công bố trong năm 2019 cho thấy, TP.HCM là địa phương có điểm trung bình các môn thi xếp thứ 5 cả nước. Trong đó môn tiếng Anh thi THPT quốc gia, TP có kết quả cao nhất cả nước với điểm trung bình 5,78; môn toán xếp thứ 2; môn ngữ văn xếp thứ 6. Với đề thi chung cho cả nước, cùng với việc tăng cường công tác coi thi, chấm thi đảm bảo trung thực, khách quan nên kết quả như trên cho thấy việc đổi mới dạy học tại TP đã đúng hướng và đáp ứng sự tin tưởng của phụ huynh HS và xã hội.

Riêng môn tiếng Anh, Bộ GD-ĐT chỉ đạo và triển khai dạy tiếng Anh cho HS từ lớp 3. Tuy nhiên ở TP.HCM đã xin phép Bộ GD-ĐT để thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường từ 20 năm nay, các em HS được học tiếng Anh trong trường công lập ngay từ lớp 1 với thời lượng 8 tiết/tuần. Đến nay, TP đã có 94,5 % HS lớp 1 được học tiếng Anh ngay trong trường tiểu học. Đồng thời các em còn được lựa chọn một trong nhiều chương trình học khác nhau như: tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh đề án, chương trình giảng dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh, đặc biệt các em HS TP còn được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ và những phần mềm hỗ trợ học ngôn ngữ.

 

Tăng cưng ng dng công ngh thông tin (CNTT) trong dy hc và qun lý là mt trong nhng ni dung quan trng mang tính đt phá. Ông có th nói rõ hơn công tác này ti TP.HCM?

Chuẩn bị triển khai chương trình GDPT mới, bên cạnh các hoạt động đổi mới đã thực hiện trong các năm qua, TP xác định việc tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết.

Ngành GD TP đã xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử của các đơn vị, cơ sở GD, vừa nhằm công khai các hoạt động, tăng cường kết nối giữa nhà trường với phụ huynh, HS và xã hội, vừa nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của TP. Sở GD-ĐT cũng đã thực hiện hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông đến 24 phòng GD-ĐT, kết nối với trục liên thông của TP. Các đề án Thẻ học đường thông minh, Thư viện thông minh, Mô hình trường học thông minh là những cấu phần rất quan trọng để ứng dụng CNTT trong nhà trường…

Có thể thấy, với những công tác trên đã góp phần đào tạo nên những thế hệ công dân tương lai của TP biết và sử dụng thành thạo các sản phẩm của CNTT; đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT, nhất là xây dựng các tiện ích đáp ứng nhu cầu người dân; đồng thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xin cm ơn ông!

Minh Phương (thc hin)

(Nguồn: Báo Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh)

Xem thêm Giáo dục - Sức khỏe