TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (P2)

  • www.doanhtri.net
  • 22-08-2018
  • 875 lượt xem

 

VẤN ĐỀ 2: Trong Nền Kinh tế thị trường, sản xuất được xác định bởi sự tương tác của cung và cầu. Thông qua cơ chế của hệ thống giá cả, xác định được sản xuất với số lượng hoặc chất lượng của sản phẩm:

1) Khách hàng luôn muốn hưởng lợi nhiều nhất giá trị của sản phẩm đúng với đồng tiền họ bỏ ra “tiền nào của nấy” nhưng trong nền kinh tế thị trường luôn có yếu tố “thuận mua, vừa bán” 

2) Sản phẩm có thể tăng giá, không cần thiết giá trị của sản phẩm tăng lên mà cần tăng thêm giá trị (tính năng) vào sản phẩm để gây ấn tượng với khách hàng, hoặc như các dịch vụ tăng thêm (cách phục vụ của người bán hàng, các dịch vụ hậu mãi, bảo hành...)

3) Thâm nhập thị trường cạnh tranh, giá trị của sản phẩm luôn phải cải tiến, sáng tạo. Chất lượng sản phẩm tốt hơn nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi (giữ giá trị thương hiệu), yêu cầu của nhà sản xuất phải có các hoạt động tối ưu để giữ chi phí thấp.

4) Quyết định lần mua đầu tiên là rất quan trọng, người mua có thể chấp nhận mức giá cao hơn so với giá trị sản phẩm thông qua quảng cáo và truyền thông. Sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng, nếu không được quản lý đúng cách, có thể dẫn đến mất mát lớn về sở hữu thương hiệu.

5) Nhìn chung, trong Nền Kinh tế thị trường, luôn luôn có sự uyển chuyển của thị trường, mỗi doanh nghiệp luôn cố gắng để cải thiện chất lượng của họ ở một mức giá tối ưu. Một số đã có thể làm điều đó và họ đang nhận được kết quả cao hơn từ thị trường. Nhiều doanh nghiệp khác quyết định chậm chạp về thị trường (chờ họp hành, chờ chủ trương) đã không thể kịp thời cân bằng giá cả và chất lượng, đã dẫn đến mất cơ hội kinh doanh, đôi khi thương hiệu bị lãng quên và một thương hiệu cạnh tranh khác đã áp dụng thay thế chỗ đứng của họ.

TS Luật Gia Nguyễn Thị Sơn   www.doanhtri.net

 

Xem thêm Doanh nghiệp