TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (P1)

  • www.doanhtri.net
  • 21-08-2018
  • 1477 lượt xem

Kinh doanh toàn cầu (Global Business) hay còn gọi là toàn cầu hóa (Globalization) là sự tự do mua bán thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, không bị các rào cản thương mại khống chế. Các Hiệp định thương mại ký giữa các quốc gia thường có những điều khoản đòi hỏi sự cạnh tranh lành mạnh, sự minh bạch của các doanh nghiệp thông qua cơ chế thị trường. Trong bài viết này tôi có một số suy nghĩ về tính đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Đó là:

VẤN ĐỀ 1: Trong nền kinh tế thị trường (Market Economy), tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các nguồn lực đều thuộc sở hữu tư nhân, có nghĩa là quyền sở hữu tài nguyên được trao cho các hộ gia đình (Households): 

1) Các hộ gia đình sở hữu những người trong tuổi lao động (Labor forces) cung cấp cho các công ty, nhà máy, nông trường. 

2) Các hộ gia đình sở hữu vốn (Capital) từ những người lao động được hưởng tiền lương, hưởng lợi nhuận, tạo ra dòng tiền cung ứng cho thị trường (mua sắm, gửi tiết kiệm ngân hàng, mua cổ phần của các công ty thông qua thị trường chứng khoán…)

3) Các hộ gia đình khai thác các tài nguyên thiên nhiên (Natural resources) cung cấp cho thị trường, tạo nguồn đầu vào cho các công ty nhà máy (người nông dân trồng lúa, trồng cây công nghiệp (tiêu điều, cà phê) cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm công nghiệp cho thị trường tiêu dùng... Người chăn nuôi heo, bò, gà, vịt, người khai thác đánh bắt hải sản cung cấp nguồn thịt, cá cho thị trường, cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu tạo ra kim ngạch, ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, công nghệ, các phương tiện giao thông (máy bay …)

4) Các hộ gia đình tham gia trong lãnh vực đào tạo, dạy dỗ con cháu trở thành những người tài giỏi, những nhà khoa học, những nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp (những tài nguyên này không phải sở hữu của nhà nước mà dựa vào hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động)

5) Các hộ gia đình có công bảo vệ cái nhà họ đang ở, miếng đất họ đang canh tác, làm sao cho đất, nước, ao hồ, bờ biển, lòng biển được cải thiện vì thế khái niệm “đất là của toàn dân”, tức là của các hộ gia đình cộng lại trở thành biên cương quốc gia mà mọi người dân, mọi hộ gia đình cần phải bảo vệ, cần phải gìn giữ.

6) Các hộ gia đình là người tiêu dùng. Người tiêu dùng được tự do thể hiện mong muốn của mình bằng cách yêu cầu hàng hóa và dịch vụ trong các thị trường sản phẩm cuối cùng mà họ cho rằng sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp đáp ứng bằng cách sản xuất và cung cấp đưa ra thị trường những hàng hóa và dịch vụ đó mà người tiêu dùng muốn mua (End-Products)

7) Để sản xuất hàng hóa đưa ra thị trường tiêu dùng (End-Product Markets), các công ty (Firms) phải mua, huy động hoặc thuê các tài nguyên, nguồn lực (Labor Forces, Capital, Natural Resources) ở các thị trường nguồn lực (Resource Markets) mà thị trường này do các hộ gia đình nắm giữ, tức tư nhân nắm giữ, không phải của nhà nước, vì thế doanh nghiệp quốc doanh cũng phải hoạt động theo quy luật thị trường….

TS Luật Gia Nguyễn Thị Sơn   www.doanhtri.net

Xem thêm Doanh nghiệp