Ngày Halloween nói về tính GATO hay còn gọi là "Hội chứng Ghen Ăn Tức Ở"

  • www.doanhtri.net
  • 31-10-2017
  • 2108 lượt xem

 

GATO hay còn gọi là "Hội chứng Ghen Ăn Tức Ở" dường như đang trở thành hiện trạng phổ biến. Chúng ta đều biết cảm giác đố kỵ và ghen ghét là những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến công việc, tình yêu và cuộc sống của chúng ta. Nhưng những cảm xúc này bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để kiểm soát chúng thì không phải ai cũng có thể làm được.

Bài viết sẽ chỉ ra những cảm xúc tiêu cực phổ biết và cách để bạn có thể biến chúng trở nên tích cực hơn.

- Đố kỵ và ghen ghét là 2 cảm xúc khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn tự nỗi sợ:

  • Đố kỵ là vì bạn lo sợ bản thân mình thiếu những thứ mà người khác có. Có 2 kiểu cảm xúc: Người A muốn những thứ người B có. Chẳng hạn bạn đố kỵ vì một người bạn của mình có công việc ổn định với mức lương cao hơn hẳn.
  • Ghen ghét là nỗi sợ bị mất đi những thứ mình đang có. Người A lo sợ sẽ mất đi người (hoặc vật) B vì người (hoặc vật) C. Chẳng hạn như bạn lo sợ sẽ bị mất việc vì có một đồng nghiệp đang làm việc giỏi hơn hẳn mình.

enhanced-32066-1430880213-1

- Đố kỵ hay ghen tức đều là những cảm xúc bình thường. Hai cảm xúc này thường bắt nguồn từ sự cạnh tranh, ganh đua giữa con người với nhau (hoặc bạn có thể đổ lỗi cho bản năng hoang dã của mình).

- Khi bạn ghen tị với người khác thì sẽ có cảm giác như đang bị chĩa mũi dùi vào mình. Động vật thường so sánh bản thân mình với đồng loại. Khi chúng đang ở một vị trí cao, chúng sẽ nghĩ "Mình có thể với tới trái chín đó". Khi chúng đứng thấp hơn, chúng sẽ nghĩ "Mình không cần phải với tới trái đó vì có thể những động vật khác sẽ tấn công mình".

Vì vậy, khi bạn ganh tị với một ai đó, phần "con" trong bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống của mình đang bị người đó đe doạ.

Vậy thì làm thế nào để chúng ta vượt qua được những cảm xúc tiêu cực này?

- Tắt Internet đi: Dù chúng ta luôn phủ nhận, nhưng thực tế thì Internet hiện đang là công cụ khuếch tán sự đố kỵ. Các phương tiện truyền thông như blog hay mạng xã hội chính là mảnh đất màu mỡ để cho sự đố kỵ và ghen tức nảy mầm. Ví dụ điển hình nhất là bạn chẳng cảm thấy xa lạ gì khi đọc những tin tức về nghệ sĩ và hàng loạt các comment chê bai chửi bới họ, dù đôi khi những lời lăng mạ ấy cực kỳ vô lý.

Vì vậy, nếu cảm thấy bản thân mình đang đố kỵ/ ghen ghét với một người nào đó hay bị những cảm xúc tiêu cực từ người khác làm phiền, thì hãy offline và tìm phương pháp thư giãn khác.

enhanced-31604-1430880248-1

- Ý thức được sự ghen ghét và đố kỵ của bản thân. Khi bạn nhìn thấy một điều gì đó khiến cho bạn đố kị hoặc ghen ghét thì hãy cho bản thân thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ trước khi đưa ra những nhận xét, phản ứng tiêu cực.

- Xác địch mục tiêu rõ ràng. Khi bạn tập trung vào những mục tiêu đã được đặt thì sẽ giảm bớt sức chú ý đến những người khác và sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu nhanh hơn. Vì vậy, thay vì ganh tị với thành công của người khác thì hãy lập kế hoạch và hành động.

- Khoe khoang đôi chút về bản thân. Đôi khi bạn có thể "khoe khoang" và tự hào một chút về những điều mình đã làm được. Dù là nói với người khác hay những người bạn thân của mình. Hãy chuyển trọng tâm đến những điều khiến bạn hài lòng về cuộc sống của mình, những điều khiến bạn hạnh phúc thay vì tự khiến bản thân mình khó chịu vì hạnh phúc của người khác.

enhanced-28541-1430880266-1

- Thay vì so sánh bản thân với đồng nghiệp hay bạn bè thì hãy so sánh bản thân với cha mẹ hoặc ông bà của mình. Và rồi bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống của bản thân ở thời điểm hiện tại đã rất tốt hơn so với thời của ông bà hay cha mẹ của mình.

- Tránh xa những thứ khiến bạn đố kỵ. Bạn có thể tạm thời không gặp mặt, không theo dõi Facebook của những người bạn khiến mình cảm thấy đố kỵ với họ cho đến khi có thể thay đổi quan điểm, cảm xúc của bản thân.

- Trân trọng những thứ mình đang có.

enhanced-21744-1430881041-10
- Dành thời gian và tiền bạc để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.Và bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa những gì bạn nghĩ về cuộc sống của một người nào đó và những gì họ đang phải thực sự trải qua.

- Cởi mở khi nói về những điều khiến bạn đố kỵ và những cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến bản thân bạn thế nào.

- Khi ghen tị với sự thành công của một người nào thì cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn sẽ cố gắng để đạt được những điều đó.

- Chúc mừng người khác và vui mừng cho hạnh phúc của họ.

Những kẻ có tính GATO thường hay chỉ trích để tìm cách hạ uy tín của người giỏi, người làm việc tốt. Nói xấu, bới móc những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện hay sơ hở của người khác để dìm hàng họ . Có thể họ cũng là người rất hiểu lý luận, biết lẽ đời... nhưng quan điểm của họ về đạo đức chưa rõ ràng, chưa vững vàng nên lòng đố kỵ vẫn tồn tại!

 

[Personal Development- Wegreen] LẠM BÀN VỀ THÓI GATO (Ghen ăn tức ở)]

 

Trong đời con người ta, từ lúc mới sinh ra lớn lên và khi chết đi ít nhất trong đời mình con người ta cũng từng GATO với ai đó và bị ai đó GATO, Do đó bài viết này sẽ lạm bàn về GATO

 

1. Định nghĩa GATO

 

GATO : cụm từ viết tắt của “Ghen Ăn Tức Ở”

 

Có nhiều cách hiểu và định nghĩa bệnh GATO , Ở một góc độ nào đó GATO được hiểu là : Ganh tỵ, ganh ghét, đố kỵ, với một ai đó, một nhóm người nào đó về thành quả và tài năng và cống hiến của người khác đạt được mà bản thân mình thì chỉ có thể đứng từ xa ngắm nhìn hay không thể hay chưa thể có được hay đạt được . Một cách hiểu khác là bạn ghen tỵ với những thứ người khác có hay sở hữu mà bạn còn thiếu và đây cũng là nguyên nhân làm cho GATO đươc sinh ra.

 

a. Nguyên nhân GATO

 

- Hơn về tài năng, kỹ năng, sở trường, điểm mạnh thuộc về cá nhân. Địa vị chức vụ. Vai trò , sự cống hiến cho xã hội . Danh Tiếng ( sự nổi tiếng). Thành tích , vinh dự, chuyên môn. Bằng cấp, hôn nhân gia đình, sở hữu của cải vật chất, vận may,…

 

- Nguyên nhân làm nảy sinh tính đố kỵ là do con người ta thường chỉ thấy bản thân mình là quan trọng, là cần được và nhất thiết phải được thừa hưởng mọi quyền lợi có thể có. Chính từ quan niệm sai lệch đó mà con người ta cứ nuôi dưỡng mãi trong lòng mình cái thói tự tôn vô vị,...

 

b. Đối tượng để GATO

 

Bạn cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan, hàng xóm láng giềng, thậm chí anh, chị, em ruột thịt trong nhà… Ngoài ra còn là những người chúng ta quen thân chơi với nhau, hoạt động cùng lĩnh vực với nhau, biết nhau và có mối quan hệ ràng buộc với nhau đối với những người càng ở gần, càng nhiều quan hệ càng dễ nảy sinh ra lòng ganh tỵ dẫn tới GATO.

 

2. Biểu hiện của GATO

 

- Nếu phát hiện ra những người quen biết xung quanh mình có một vài mặt nào đó hơn mình thì thường cảm thấy trong lòng mình kém vui, sốt ruột, lo lắng, buồn bã, xấu hổ, lặng thinh, ngờ vực… rồi thì bực bội, căm ghét, thấy mình bị xúc phạm, muốn trả thù… Tất cả các tâm trạng đó tổng hợp lại thành một trạng thái tâm lý phức tạp, khó lý giải. Đó chính là biểu hiện của GATO. Tuy nhiên, Có người thể hiện sự GATO ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng.

 

- Trong tâm lý sâu thẳm của mỗi con người nói chung, thường mong muốn cho mình được hơn mà không bao giờ chịu thua kém người khác. Từ đó nảy sinh lòng đố kỵ, bực bội vô cớ, tìm cách chỉ trích, chống đối, bài trừ, phủ nhận, chà đạp và thậm chí ném đá kịch liệt nhưng cống hiến và nổ lực của người khác làm ra và công hiến cho cộng đồng và xã hội chỉ để thõa mãn cái tôi cá nhân ích kỷ hẹp hòi và thua kém của mình.

 

- Những kẻ có tính GATO thường hay chỉ trích để tìm cách hạ uy tín của người giỏi, người làm việc tốt. Nói xấu, bới móc những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện hay sơ hở của người khác để dìm hàng họ . Có thể họ cũng là người rất hiểu lý luận, biết lẽ đời... nhưng quan điểm của họ về đạo đức chưa rõ ràng, chưa vững vàng nên lòng đố kỵ vẫn tồn tại! Ở mức nặng, lòng đố kỵ có thể biến thành tâm địa độc ác, dễ làm chuyện xằng bậy, điên rồ, gây hậu quả khó lường. Ở mức nhẹ, người có lòng đố kỵ thường hay có hành vi quấy phá lặt vặt nhằm hạ uy tín chia rẽ, cô lập người tốt hoặc nếu có khen ai thì cũng không thực lòng...

 

3. Tác Hại của GATO.

 

- Dù bất cứ hình thức nào GATO người khác đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc.

 

- Trước hết GATO luôn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, giữa người và công việc,… hòa khí vốn có trước đây bổng chốc vì GATO mà rạn nứt, đổ vỡ, Trong một tập thể GATO làm cho sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Thứ nữa GATO , đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút GATO là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau được thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.

 

- Ngoài ra GATO ai đó, có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần và tổn hại về sức khỏe. Họ luôn bị một chứng bệnh khổ sở “stress” hành hạ.

 

4. Làm thế nào thoát khỏi GATO

 

- Phải nhận biết cái mà người ta có, không phải tự dưng nó đến mà phần lớn là công sức lao động, học tập kết hợp với tài năng, trí tuệ hình thành.

 

- Trước sự thành công của “Đối thủ” hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Hãy nhìn sự vật một cách biện chứng trong mối quan hệ vận động và phát triển. Không nản lòng, không nhụt chí trước những điều chưa đạt được, luôn tin tưởng ở bản thân, ở tương lai chính mình,

 

- Học cái hay cái tốt của “đối phương”để bổ sung và hoàn thiện mình. Phát huy sở trường hạn chế sở đoản tìm kiếm những giá trị mới để bù đắp.

 

- Cuối cùng, nếu không thể xóa bỏ được tâm lý ganh tỵ vì nó đã ăn quá sâu vào tâm trí ta, thì hãy làm cho nó có ý nghĩa tích cực hơn lên. Hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng và suy nghỉ về kỹ năng sống của chính bạn.

 
 

Xem thêm Giáo dục - Sức khỏe