Microsoft có giá trị lớn như Apple. Điều đó đã xảy ra như thế nào?

  • www.doanhtri.net
  • 03-12-2018
  • 1155 lượt xem

Microsoft’s stock price has nearly tripled since Satya Nadella became chief executive in 2014.

Steve Lohr – 29/11/2018

Vài năm trước đây, Microsoft đã được xem như là người khai dẫn công nghệ mới của thế giới.

Microsoft được mọi người biết đến là công ty đại chúng lớn và vẫn còn tạo ra lợi nhuận khá, nhưng nó đã thiếu đi sự khao khát mãnh liệt vươn lên hơn nữa, không có gì nổi bật, công ty kinh doanh theo lối mòn của người đã khai phá thành công, như kinh doanh điện thoại, tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến và điện toán đám mây. Giá trị thị trường cổ phiếu của Microsoft khi đó rất yếu, trong một thập kỷ từ năm 2002 đến năm 2012 chỉ tăng có 3%.

Nhưng bây giờ Microsoft đã khác, đang sánh ngang với Apple, cả hai có cùng giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán là 850 tỉ đô la Mỹ. Hiện tại Microsoft và Apple là hai công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Giá cổ phiếu Microsoft tăng 30% trong vòng 12 tháng qua. Kết thúc phiên giao dịch thứ sáu ngày 30/11/2018, Microsoft đã vượt mặt được đối thủ lâu năm của mình.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Công ty đã gầy dựng lại dựa vào thế mạnh vốn có của mình

Cùng phân tích giải pháp ngắn hạn và dài hạn của Microsoft như thế nào làm giá cổ phiếu tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán gần đây cho thấy nhà đầu tư thích nắm giữ cổ phiếu của Microsoft, trong khi đó họ có xu hướng bán tháo cổ phiếu của các công ty công nghệ khác. Các nhà đầu tư Apple đang lo lắng sự sụt giảm doanh số bán Iphone. Còn Facebook và Google đang phải đối mặt với sự công kích liên tục về vai trò của họ trong việc phân phối dữ liệu không chính xác, có nhiều giả thiết chống lại Facebook và Google là họ đang triển khai kế hoạch bí mật với nhiều người dùng để làm điều gì đó không đúng và nhà đầu tư đang lo ngại chính sách bảo mật của họ có thể làm người dùng và nhà quảng cáo sợ và bỏ đi.

Microsoft tạo ra sự khác biệt có tính “Microsoft” riêng duy nhất không ai có. Nó đã trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình, một công ty có thể gầy dựng lại dựa vào sức mạnh vốn có của mình. Công ty tránh đầu tư vào lĩnh vực mà sau đó sức mạnh vốn có của công ty bị kềm hãm không phát huy được. Công ty đã nắm giữ được công nghệ điện toán đám mây và chấp nhận thua cuộc hoàn toàn khi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới là điện thoại thông minh. Microsoft đã quay lại lĩnh vực kinh doanh cung cấp giải pháp công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp, đây vốn là sở trường của mình.

Chiến lược này đã được ông Satya Nadalla vạch ra ngay sau khi ông trở thành giám đốc điều hành của Microsoft vào 2014. Kể từ đó, giá cổ phiếu của công ty đã tăng gần gấp 3 lần.

Công ty đã chuyển hướng vào “đám mây” và chiến thắng …

One of the data centers that power Microsoft’s lucrative cloud computing services.

CreditRichard Duvall

Chiến lược của Microsoft là phải đi theo công nghệ điện toán đám mây, có nghĩa là giải pháp xử lý, lưu trữ và phần mềm ứng dụng chạy trên internet được hỗ trợ từ một số trung tâm dữ liệu đặt cố định. Con đường Microsoft chọn là rất khó khăn, đôi khi họ phân vân không biết rõ có đến đích và thành công ra sao.

Microsoft là người đầu tiên trên thế giới khai thác vận hành công nghệ điện toán đám mây từ những năm 1990 nhưng nó phát rất yếu kém, sản phẩm của công ty khi đó là dịch vụ trực tuyến MSN (The Microsoft Network) và sau đó là công cụ tìm kiếm Bing trên internet. Trong năm 2010, Microsoft giới thiệu dịch vụ điện toán đám mây ra thị trường. Trong khi đó Công ty Amazon đã gia nhập thị trường điện toán đám mây trước Mircosoft 4 năm. Đến năm 2013, Microsoft vẫn còn quá non trẻ khi so sánh với Amazon trong lĩnh vực đám mây.

Thậm chí sau đó, dịch vụ điện toán đám mây chỉ là mảng kinh doanh phụ của Mircosoft. Hệ điều hành Windows vẫn là sản phẩm trọng tâm của Công ty, đây là thành phần quan trọng nhất cho sự giàu có và quyền lực của công ty trong thời đại máy tính cá nhân. Điều này đã thay đổi khi ông Nadella thay thế ông Steven A.Ballmer, là người giám đốc điều hành trước trong 14 năm.

Ông Nadella đã ưu tiên đưa dịch vụ kinh doanh điện toán đám mây lên hàng đầu, kết quả hiện nay Microsoft là công ty đứng hàng thứ 2 toàn cầu sau Amazon trong lĩnh vực kinh doanh này. Microsoft đã tăng gấp đôi thị phần lên 13% kể từ cuối năm 2015, theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu thị trường của Synergy. Trong khoảng thời gian này thì thị phần của Amazon nắm giữ 33%.

Microsoft cũng đã trang bị lại các ứng dụng văn phòng phổ biến như Word, Excel và PowerPoint trong phiên bản đám mây có tên sản phẩm là Office 365. Đây là dịch vụ dành cho những người sử dụng phần mềm trên internet. Điều này giúp Mircosoft cạnh tranh với các nhà cung cấp ứng dụng trực tuyến khác như Google.

Trước tiên, kết quả tài chánh từ việc đổi mới đã dần dần xuất hiện, và đang lớn lên. Cuối năm tài chánh vào tháng 6 năm nay, doanh thu của công ty là 110 tỉ đô la Mỹ đã tăng 15%, lợi nhuận đạt 35 tỉ đô la Mỹ tăng 13%.

Giáo sư David B. Yoffie của Đại học Harvard đã cho rằng “Bản chất những gì mà ông Satya Nadella đã làm là thay đổi mạnh mẽ công nghệ điện toán đám mây. Ông ấy đã đưa Microsoft trở lại thời hoàng kim của mình”.

Mọi người có miền tin rằng Mircosoft đang đi đúng đường. Giá cổ phiếu đang tăng, Công ty như được tiếp thêm năng lượng để chạy nhanh hơn.

…bước đi thong thả nhưng lại về đích nhanh hơn các đối thủ.

A 2014 phone produced by Microsoft after its ill-fated purchase of Nokia.

CreditMarkus Schreiber/Associated Press

Trong năm 2013, Microsoft mua lại Nokia, ông Ballmer ca ngợi động thái này là “một bước đi táo bạo trong tương lai”. Nhưng 2 năm sau, ông Nadella đã ngừng mảng kinh doanh điện thoại, Mircosoft bị mất 7,6 tỉ đô la Mỹ (gần bằng chi phí mua Nokia) và sa thải 7.800 nhân viên.

Mircosoft không gắng sức cạnh tranh trực diện với những đối thủ mạnh về công nghệ điện thoại thông minh, như Apple, Google hay Samsung. Thay vào đó, Microsoft tập trung phát triển ứng dụng và các phần mềm dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Microsoft đã bán đi mảng kinh doanh trò chơi điện tử Xbox bằng cách nhượng quyền thương mại. Mặc dù Xbox là vị đơn độc lập mang lại cho Microsoft doanh thu hằng năm 10 tỉ đô la Mỹ (chiếm gần 10% trên tổng doanh thu của Công ty).

Các sản phẩm chính của Microsoft là các công dụng tiện tích hiệu quả, cho phép người sử dụng dể dàng thao tác tại nơi làm việc hay ở nhà. Azure là tên thương mại của công nghệ điện toán đám mây chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp và tạo nền tảng mở để những nhà sáng tạo phần mềm xây dựng thêm hàng loạt ứng dụng mới. Azure được xem như một hệ điều hành điện toán đám mây.

Những vụ thâu tóm lớn của ông Nadella đều hướng đến mục tiêu là phục vụ khách hàng doanh nghiệp và nhà phát triển phần mềm. Trong năm 2016, Microsoft thu tóm LinkenIn (công ty chuyên về mạng xã hội dành cho chuyên gia) với giá 26.2 tỉ đô la Mỹ.

Ông Nadella cho rằng “Đây là sự kết hợp giữa điện toán đám mây và mạng lưới làm việc một bài bản”.

Năm nay 2018, Microsoft chi 7.5 tỉ đô la Mỹ để có được GitHub, đây là nền mảng phần mềm mở được 28 triệu lập trình viên sử dụng.

Microsoft đã làm cho công nghệ và văn hóa của họ tỏa sáng

Theo ông Nadella, thì Mircosoft sẽ không gắng sức, công ty sẽ thả lỏng, bình tĩnh và thư giản. Hệ điều hành Windows không còn được xem là sản phẩm chủ lực của Công ty, nó không còn là mục đích công ty hướng đến. Các ứng dụng của Microsoft sẽ không chỉ chạy được trên hệ điều hành Macintosh của Apple mà còn chạy được trên các hệ điều hành khác. Mã nguồn mở và phần mềm miễn phí được chấp nhận như một công cụ quan trọng để phát triển phần mềm hiện đại.

Ông Nadella là người có đầu óc hướng ngoại, trong quyển sách của mình tên “Hit Refresh” được xuất bản vào năm 2017 ông viết “Chúng ta cần phải thay đổi mong muốn cố hữu của mình để nhìn ra bên ngoài xem có gì tốt thì học tập và áp dụng vào Mircosoft”.

Hiệu quả tài chánh và giá cổ phiếu của công ty cho thấy nhìn nhận của ông Nadella là đúng.

“Theo lối cũ thì chỉ tập trung vào hệ điều hành Windows, nó sẽ bóp chết sự sáng tạo. Công ty đã thay đổi văn hóa của họ. Microsoft đã trở thành nơi đáng để làm việc”. Đó là nhận định của giáo sư Michael A. Casumano của Học Viện Công nghệ MIT (the Massachusetts Institute of Technology).

Phan Minh – nguồn: The New York Times

Xem thêm Doanh nghiệp