Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Kuwait

  • www.doanhtri.net
  • 24-05-2022
  • 397 lượt xem
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Kuwait phát triển tốt đẹp, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu sang Kuwait.
 
Dư địa xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Kuwait còn rất lớn
 
Kuwait là quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông, với dân số 4,3 triệu người cùng diện tích 17.818km2. Năm 2021, GDP nước này ước đạt 208 tỉ USD, tăng trưởng 2,3%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52.000 USD/người. Kuwait có nền kinh tế mở, phát triển ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài và là một trong những trung tâm thương mại, tài chính của khu vực Trung Đông. Kim ngạch xuất khẩu của Kuwait đạt khoảng 60 tỉ USD mỗi năm (chủ yếu là xuất khẩu dầu mỏ) và nhập khẩu khoảng 30 tỉ USD.
 
Tuy nhiên, theo Cơ quan Hải quan Kuwait, bình quân hàng năm, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Kuwait chỉ chiếm tỉ trọng hơn 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này. 
 
Với 82% diện tích đất nước là sa mạc, ngoài nguồn thu về dầu mỏ, Kuwait chưa sản xuất được nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng.
 
Theo Bộ Công Thương, GDP bình quân đầu người của Kuwait ở mức cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa rất ổn định. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng… là những mặt hàng mà phía Kuwait đang có nhu cầu. 
 
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Kuwait phát triển tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh kể từ năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Kuwait năm 2021 đạt hơn 4,78 tỉ USD, tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 60 triệu USD.
 
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kuwait gồm điện thoại di động, thiết bị điện tử và phụ tùng, thủy sản, đồ gỗ, nông sản (rau quả, chè, gạo, hạt tiêu, quế, hoa hồi)…, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là hàng rau quả, phương tiện vận tải, thủy sản. 
 
Tư vấn xuất khẩu sang Kuwait: Cần lưu ý yêu cầu về chứng nhận tiêu chuẩn Halal
 
Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, ngày 1.6.2022 Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Kuwait phối hợp đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
 
Tại phiên tư vấn, ông Trần Trung Hiếu - Bí thư thứ hai, Thương vụ Việt Nam tại Kuwait sẽ giới thiệu tổng quan thị trường các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm... tại Kuwait; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường này.
 
Bên cạnh đó, ông Ali Al Sayeghm, Chủ tịch Công ty quốc tế Lemonade về Quản lý Hội nghị và Triển lãm (tại Kuwait) kiêm Chủ tịch Công ty Cổng Thông tin quốc tế về Xuất Nhập khẩu (tại Việt Nam) sẽ tham gia chia sẻ một số kinh nghiệm và những điều cần biết khi kinh doanh với các thương nhân tại thị trường Kuwait. 
 
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), phiên tư vấn xuất khẩu cũng lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu vào Kuwait cần phải chú ý yêu cầu về chứng nhận tiêu chuẩn Halal. Chứng nhận Halal là chương trình đánh giá để xác nhận rằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể không sử dụng các thành phần Haram (bị cấm, người Hồi giáo không sử dụng) và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal. Tùy theo thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp tìm hiểu quy định về chứng nhận Halal, như: Quy định Malaysia, quy định của Các nước Vùng Vịnh GCC (2017), quy định Indonesia, quy định UAE (GAC+ESMA 
 
Ở chiều ngược lại, tính riêng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Kuwait đạt hơn 4,7 tỉ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước đó, chủ yếu là nhập khẩu lượng lớn dầu thô từ Kuwait phục vụ cho hoạt động lọc hóa dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. 
 

Xem thêm Doanh nghiệp