Giá đất Hà Nội cao nhất gần 188 triệu đồng một m2

  • www.doanhtri.net
  • 27-12-2019
  • 858 lượt xem

Theo nghị quyết do HĐND thành phố thông qua, giá đất nông nghiệp (đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản) tối đa trên 252.000 đồng/m2.

Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất giá tối đa 60.000 đồng/m2.

Giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) cao nhất gần 188 triệu đồng/m2; thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông là hơn 4,5 triệu đồng/m2.

Giá đất đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây tối đa gần 19 triệu đồng/m2, tối thiểu khoảng 1,5 triệu đồng/m2.

Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện tối đa hơn 25 triệu đồng/m2, tối thiểu 1,4 triệu đồng/m2.

Giá đất nông thôn tại các xã giáp ranh quận hơn 32 triệu đồng/m2, tối thiểu 2,4 triệu đồng/m2; khu ven trục đường giao thông chính tối đa trên 17 triệu đồng/m2; khu dân cư nông thôn tối đa trên 3 triệu đồng/m2.

Giá đất thương mại, dịch vụ tại các quận tối đa hơn 122 triệu đồng/m2; tại thị xã Sơn Tây tối đa gần 15 triệu đồng/m2; tại thị trấn các huyện tối đa hơn 16 triệu đồng/m2...

 

Luật đất đai 2013 và nghị định hướng dẫn quy định, giá đất cụ thể từng khu vực do cấp tỉnh ban hành với mục đích: tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng; tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.

Sáng 26/12, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về giá đất trên địa bàn, trong đó cao nhất là ba phường quận Hoàn Kiếm gần 188 triệu đồng một m2. 

Theo nghị quyết, giá đất ở các quận tăng bình quân 15% so với bảng giá giai đoạn 2015-2019. Bảng giá đất thương mại, dịch vụ bằng 62-65% giá đất ở sau khi điều chỉnh. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính hai chiều, tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường một chiều, các tuyến đường còn lại điều chỉnh tăng bình quân 15%.

Ba phường thuộc quận Hoàn Kiếm gồm Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ tiếp tục có bảng giá đất cao nhất thủ đô với mức gần 188 triệu đồng một m2 (mức cũ 162 triệu đồng); giá đất ở thấp nhất thuộc quận Hà Đông.

Các huyện và thị xã, giá đất ở và bảng giá đất thương mại, dịch vụ tăng bình quân 10-15% và điều chỉnh đối với các tuyến đường giáp ranh, đường đi qua các huyện tùy thuộc vào vị trí và loại đường.

Đất nông nghiệp giữ nguyên mức giá theo bảng giá giai đoạn 2015-2019.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội sáng 26/12. Ảnh: Võ Hải.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội sáng 26/12. Ảnh: Võ Hải.

Để xây dựng khung giá đất, liên ngành thành phố đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân và chính quyền địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, giá chuyển nhượng thực tế với đất ở tại các quận phổ biến từ 10 triệu đến 500 triệu đồng một m2. Một số khu vực tại quận Hoàn Kiếm có giá chuyển nhượng cao đột biến như phố Hàng Bông, Hàng Bạc với mức trên 800 triệu đồng; phố Lý Thường Kiệt có giá chuyển nhượng hơn 900 triệu đồng một m2.

Đại biểu Phạm Đình Đoàn cho rằng việc tăng giá đất ở khu vực các quận trung bình 15% là hợp lý, tránh gây xáo trộn đời sống nhân dân. Việc điều chỉnh giá đất không kỳ vọng sát giá thị trường vì giá đất hiện nay quá cao so với thu nhập bình quân người dân. 

Trưởng Ban kinh tế Ngân sách Hồ Thị Vân Nga lý giải, bảng giá đất để phục vụ một số mục tiêu chung chứ không phải giá cho mỗi thửa đất cụ thể. Khi thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mức giá sẽ do Hội đồng thẩm định giá của thành phố quyết định.

 

Bảng giá các loại đất của TP Hà Nội sẽ được áp dụng từ 1/1/2020 đến 31/12/2024. 

https://vnexpress.net/

Xem thêm Bất động sản