COVID là cơ hội để các doanh nghiệp VN tái cấu trúc và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế ít va chạm, “Low Touch Economy”

  • www.doanhtri.net
  • 03-08-2020
  • 1201 lượt xem
COVID vẫn hoành hành và biến thể không ngừng. Kinh tế thế giới đảo loạn. Nhưng đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp VN, khi quyết tâm tư duy và hành động tích cực.
 
Văn hào Mark Twain từng nói, “Trong cơn đổ xô đi tìm vàng ở California, 1848 – 1855, các doanh nghiệp thành công là những công ty sản xuất cuốc xẻng, chứ không phải là các người khổ cực đào bới tìm vàng”. Lịch sử đã chứng minh, người thành công nhất trong thời “Gold Rush” là Levi Strauss, dùng vải lều dày cộm sản xuất quần “Jeans” cho các người lao lực đào xới tìm vàng, và sau đó dựng lên đế chế “Levi’s” trăm năm cho đến ngày nay.
 
Hiện nay, trong cơn khủng hoảng đại dịch Corona, theo nghiên cứu của Board of Innovation (UK), 85% doanh nghiệp thế giới lao đao, nhưng 15% doanh nghiệp bội thu nhờ phản ứng nhanh, trong đó bao gồm các doanh nghiệp thức thời áp dụng buôn bán trực tuyến “e-commerce” và phân phối hàng tiêu dùng thích hợp B2C trong thời gian cách ly xã hội toàn cầu.
  
Từ các chỉ thị chính đáng của các chính phủ và biện pháp phòng ngừa y tế thế giới, tránh sự lây lan của dịch Covid không kiểm soát, người tiêu dùng toàn cầu hiện nay hoàn toàn thay đổi cách sống cũng như phương thức mua bán và thanh toán. Sinh hoạt xã hội đang thay đổi, sự giãn cách xã hội tạo sự phát triển một nền kinh tế mới, nền “Kinh tế cách mạng giãn cách 2020”, “Low Touch Economy”. 
 
Người dân ở nhà nhiều hơn, các nhà hàng đóng cửa, những nơi thường tụ tập đông người trở thành vắng lạnh, đào tạo trực tuyến “online”, mọi dịch vụ thường ngày bị ngưng trệ, doanh nghiệp kinh doanh trên đà phá sản, trả lại mặt bằng thuê mướn, than trời trách đất vì mất định hướng! Ngành hàng không trong nước vừa được chính phủ cho phép hoạt động trở lại gần đây, lại phải mướn chổ đậu máy bay, nằm ụ, điển hình là “ổ dịch bùng phát tại Đà Nẵng”.  Ngành mỹ phẩm và thời trang, từng là một kỹ nghệ bạc tỷ USD, khốn đốn, vì ít ai có dịp ra đường để khoe đẹp và se sua “hàng hiệu”? Đầu tư tài chính, bong bóng vỡ tan, tất cả hỗn loạn, tất cả giao động vì các gai “không nhọn không bén” của một vật thể bé nhỏ li ti không nhìn thấy được qua kính hiển vi.
 
Vấn đề muốn giải quyết thật ra đơn giản, “hoang mang vì không nắm tình hình, nắm tình hình, tình hình rất hoang mang”, lý do là vì ảnh hưởng của các tác động xã hội và suy luận kinh tế vi mô thiển cận. Thật ra, đó chỉ là những khủng hoảng kinh tế tạm thời nhằm thay đổi sự nhàm chán ràng buộc xưa nay, thúc đẩy xã hội cần phải thay đổi để tiến lên, vững chắc hơn, trong một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức với các ứng dụng số hóa, được kiểm soát qua các lập trình khoa học điện toán đám mây và trí tuệ con người thực dụng, ước mong đem lại sự công bằng xã hội và sự bình đẳng tất yếu. 
 
Lo âu vì nguy cơ COVID biến thể, tiếp tục với Covid 1, 2, 3, 4, 5 . . . - nếu vắc-xin có thành công trong 1-2 năm tới -, thì nền kinh tế thế giới vẫn phải tiếp tục duy trì sự khác biệt cần thiết, với các chuỗi cung ứng thích hợp hơn, vì không tránh khỏi sẽ có nhiều vi-rút khác xuất hiện, khi môi trường càng ngày càng bị hủy hoại bởi sự lạm dụng và thiếu ý thức cộng đồng. Covid là sự can thiệp “Force Majeure”, nhằm tạo nên một nền kinh tế mới với một xã hội mới, “giãn cách cộng đồng”.
 
Chuỗi giá trị thời Công nghiệp hiện đang được thay thế bằng Chuỗi giá trị COVID, không phải là 4.0, nhưng là “Tri Thức Sáng Tạo Đề Phòng”. 
 
Không phải đối phó, nhưng thích ứng, sáng tạo. Lấy thí dụ, một vài chuyện kinh tế trong nước, khi các hợp đồng may mặc ở VN bị gián đoạn, đơn đặt hàng quốc tế giảm thiểu, ít ai muốn ăn diện se sua vì không thể ra đường, tại sao các công ty may mặc VN không sản xuất “áo quần bà ba” (pyjamas) để người tiêu dùng thế giới thảnh thơi khoan thai làm việc ở nhà khi bị giãn cách? Thay vì ồ ạt tìm cách tranh giành sản xuất “khẩu trang và găng tay”, - mặc dầu biết rằng TQ nắm “găng tay và khẩu trang” xuất khẩu toàn cầu -, tại sao không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúc mọi người ra đường, thời trang là các “áo phòng chống vi khuẩn” cách điệu, dùng PPE và nhựa tái chế sát khuẩn? Khi ngành kinh tế không khói bị phong tỏa, làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, các nhà hàng có thu nhập, nhờ cơ hội COVID? Tất cả các câu hỏi, đều có câu trả lời.
 
Tóm lại, COVID là một cơ hội để các doanh nghiệp VN nhanh chóng thay đổi, nhìn lại quá khứ “gia công, lệ thuộc”. Chúng ta nên – “tạm thời dậm chân xem xét, nghiên cứu, suy luận, tư duy sâu sắc hơn”, để triển khai các dự án hợp với “Cách mạng COVID” một cách nhanh chóng và thuận lợi. 
 
Tham gia sản xuất “cuốc xẻng”,  chủ động phục vụ “Kinh tế Mới” thế giới, tiên phong đáp ứng “sự thay đổi” của nền kinh tế giãn cách “Low Touch Economy”, nhất là hiện nay có rất nhiều cơ hội thực tế (opportunities) mà doanh nghiệp VN cần triển khai, tham gia “Cách mạng Covid” một cách lành mạnh và biến các ý nghĩ tiêu cực lo âu thành tư duy tích cực phát triển.
 
LG-TS. Ngô Anh Cường (Dr. Clement Ngo-Anh), giáo sư quản trị kinh doanh North Central University và California Miramar University (2010- 2015), nguyên giám đốc điều hành Trung Tâm phát triển tiểu thương Đại học San Diego State University, (1981-1987) và các công ty điện toán Hoa Kỳ (1987 – 2002), cố vấn cấp cao cho các công ty trong và ngoài nước (2003- 2020 ), hiện là giảng viên của khóa đào tạo 2 ngày cho các doanh nghiệp VN về “Mô hình và Dự án Kinh doanh trong thời kỳ Covid” tại VKHPL&KDQT IBLA.
 
Địa điểm học: Viện IBLA 226  Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
Tell  : ( 028 ) 39326606
Hotline : 0392.884.955/ 058.6589575 ( cô Kim Chi )
Email :  info@ibla.org.vn  Website : www.ibla.org.vn
 Đăng ký trực tiếp tại văn phòng viện IBLA  số 226 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3 , Tp. HCM
- Đăng ký và nộp học phí qua tài khoản ngân hàng:
• Chủ tài khoản: Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế
• Số TKNH: 200014851093250 Tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VN ( Eximbank ) - Sở giao dịch 1, Tp.HCM
 

Xem thêm Giáo dục - Sức khỏe