CẨN THẬN VỚI TIỀN ẢO BITCOIN
Nguyễn T. Bích Vy

  • www.doanhtri.net
  • 12-12-2017
  • 1342 lượt xem

Trong thời gian qua, thế giới tài chính đã rộ lên nhiều thông tin về Bitcoin – một đồng tiền ảo được tạo ra vào năm 2009, có thể sử dụng để mua game online và mua một số mặt hàng trực tuyến, nhưng không được thừa nhận như một đồng tiền giao dịch có bảo hộ bởi chính phủ.

Vào năm 2009, một phần mềm vi tính đã cho phép người tham gia chơi game gia nhập trò chơi khai thác (“mining”) bitcoin và những người này đã khai thác được 50 bitcoin. Để khai thác được Bitcoin, người chơi phải giải mã một số câu hỏi và nhận được phần thưởng 1 bitcoin cho một lần thành công. Vì thế, ai cũng có thể tham gia nhưng không phải ai cũng khai thác được. Năm 2012, số lượng Bitcoin được khai thác là 25, rồi rớt xuống 12.5 năm 2016. Theo phần mềm, thì tối đa chỉ có thể giải mã được 21 triệu Bitcoin mà thôi. Có thể gọi con số 21 triệu này là con số bitcoin tiên đoán có thể được tung ra thị trường nếu số người tham gia tăng lên và khai thác thành công. (Tôi cần nhấn mạnh đây là trò chơi)

Bitcoin được hiểu lầm là một đồng tiền giao dịch, mặc dù nó không có sự bảo hộ nào từ chính phủ. Chính vì nó không bị hạn chế bởi luật pháp (như các đồng tiền chính thức, nên chi phí giao dịch Bitcoin thường rất thấp, và vì vậy mà người ta trở nên ưu chuộng nó đối với một số thanh toán điện tử. Cho đến nay, người ta sử dụng Bitcoin cho mục đích đầu cơ nhiều hơn là giao dịch mua bán hàng hóa. Giá trị của Bitcoin không ổn định; nếu mua ở trang Bitstamp giá sẽ khác, và ở trang Coinbase giá sẽ khác, tùy vào các loại phí mà các trang này áp dụng.

Trong bài viết của Investopia, để trở thành một đồng tiền chính thức, dù không có bàn tay của chính phủ, thì Bitcoin phải thỏa mãn một số điều kiện. Giá trị của nó phải ít nhất ở mức $50 - $100 tỉ. Hiện tại, giá trị của Bitcoin đang ở quãng $5.5 tỉ, nhờ vào yếu tố đầu cơ.

Chúng ta có thể nhớ đến các cung bậc tiền từ Chính Phủ đến tay người dân như sau:

Bước 1 (M0): Ngân hàng trung ương in tiền (gọi là cung ứng tiền tệ M0), và cho các ngân hàng trong nước vay. Bước này có thể gọi là NHTW rót “tiền tươi" vào thị trường.
Bước 2 (M1): Ngân hàng thương mại cho vay ra thị trường 90%, và giữ lại 10% để làm dự phòng. 
M1 = M0 + tiền và giấy tờ có giá ngân hàng cho thị trường vay.
Bước 3 (M2): Các cá nhân đi vay ở ngân hàng lại lấy tiền đó gửi tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng (để có lãi)
M2 = M1 + tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng.

Như vậy, giá trị của một đồng tiền chính thức dựa trên số lượng tiền đang thả nổi trong thị trường và số lượng tiền đang lưu trữ tại các ngân hàng. Con số thả nổi có thể được định đoạt bởi thị trường, nhưng con số lưu trữ thì được định đoạt bằng khối tài sản đảm bảo trong xã hội, có thể quy lại là 13 ngàn tỉ đô (bằng tổng số tiền dự trữ tại các ngân hàng thế giới, số tiền cung ứng ra thị trường của các quốc gia chịu lạm phát cao, và giá trị vàng trên thị trường thế giới)

Investopia cho rằng, giả sử trong 10 năm nữa, giá trị của bitcoin đạt được con số $1 nghìn tỉ. Và số lượng bitcoin khai thác được đạt mức tối đa 21 triệu bitcoin. Thì giá trị mỗi bitcoin trong 10 năm tới có thể là $50,000/bitcoin. Đem con số này để tìm giá trị hiện tại của 1 bitcoin (giả sử tỉ suất rủi ro của nó là 60%), thì giá trị của bitcoin thực tế là ở mức $455 (50.000/((1+0.6)^10)). Con số rất thấp so với $13,000/bitcoin như hiện nay.

̣Bài viết bởi Bich Vy Nguyen dựa trên số liệu của Investopia

 

Xem thêm Tài chính