BÀI 5 DOANH NGHIỆP: QUYỀN LỢI & NGHĨA VỤ (tiếp theo)
Luật Gia TS Nguyễn Thị Sơn

  • www.doanhtri.net
  • 26-11-2022
  • 369 lượt xem
Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp, là luật cơ bản của Nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
 
 
Điều 51 khoản 3 Hiến pháp quy định: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
 
Điều 54 quy định về việc sử dụng đất đai.
 
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
 
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
 
Nhà nước thu hồi đất do tổ chức cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
 
Điều 62, Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 
Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ, bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
(hết trích)
 
* Hôm nay tôi trích một số điều của Hiến pháp quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế xã hội và các quy định cơ bản của Hiến pháp về quyền sử dụng đất đai và sự chuyển nhượng đất đai.
 
Các doanh nghiệp cần chú ý các cụm từ: "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa".
 
"Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ".
 
"Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật".
 
* Rất tiếc là trong thời gian qua có những sự hiểu chưa đúng trong một số trường hợp dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự,...
 
ví dụ một số đất ở những vị trí trung tâm (thường gọi là đất vàng) do doanh nghiệp nhà nước trước đây được giao sử dụng từ rất lâu rồi. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, định giá trị doanh nghiệp thường là tính tài sản trên đất và các lợi thế trên đất, còn đất vẫn là đất thuê của nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng theo hợp đồng thuê đất, khi đáo hạn được ưu tiên tiếp tục thuê. Nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi công năng sử dụng đất từ đất sản xuất (thuê 50 năm) sang đất ở (vĩnh viễn) để xây cao ốc căn hộ thì phải qua đấu thầu và đóng tiền sử dụng đất ở. Nhưng sự công khai minh bạch không làm rõ gây ra sự hiểu không đầy đủ của dư luận xã hôi, dẫn đến hình sự hóa sự việc và có thể dẫn đến sự tịch thu khu đất đã được chuyển đổi. Điều đáng tiếc là giá trị đất đai thường có mức độ chênh lệch theo từng thời điểm...
 
* Tóm lại quyền lợi luôn đi đôi với nghĩa vụ. Doanh nghiệp ngoài việc kinh doanh sản xuất, cạnh tranh được với thị trường thật không dễ, hàng tháng lo trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, chi trả các khoản lãi vay vốn ngân hàng, trái phiếu, rồi áp lực làm ra lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông, đóng các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, các khoản thuê đất và sử dụng đất... 
 
* Sắp tết rồi, nghĩ tới lương tháng 13 và tiền thưởng tết cho công nhân, nghĩ tới các nghĩa vụ đóng góp cho địa phương, quỹ giúp đỡ người nghèo... thương doanh nghiệp quá...
 
Luật Gia TS Nguyễn Thị Sơn

Xem thêm Doanh nghiệp