100% thủy sản, hơn 40% hàng dệt may Việt vào Canada được miễn thuế ngay nhờ CPTPP

  • www.doanhtri.net
  • 22-03-2019
  • 729 lượt xem

Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và phần lớn hàng dệt may, đồ gỗ, giày dép Việt Nam sang Canada được xóa bỏ thuế quan ngay lập tức. Đây sẽ là lợi thế lớn cho các ngành sản xuất khi dư địa xuất khẩu vào Canada vẫn còn nhiều.

Cá tra, tôm, cá ngừ Việt chiếm ưu thế trước nhiều đối thủ

Theo cam kết CPTPP, thuế xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh, cá tra, cá ngừ... từ Việt Nam vào Canada giảm từ khoảng 4 - 5% (thuế theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO, hay thuế MFN) về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada, bởi nhiều sản phẩm đang chiếm thị phần lớn tại thị trường này. Theo số liệu của Bộ Công Thương, cá ba sa gần như chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu. Các sản phẩm tôm của Việt Nam bao gồm đông lạnh và chế biến đứng đầu trong số các nước xuất khẩu mặt hàng này vào Canada, chiếm gần 1/3 thị phần nhập khẩu. Ngoài ra, cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh cũng chiếm 89% thị phần tại thị trường Canada.

 

Khi Hiệp định CPTPP được thực thi, những con số này dự báo sẽ ấn tượng hơn nữa.

Cá tra, tôm, cá ngừ Việt chiếm ưu thế trước nhiều đối thủ

Theo cam kết CPTPP, thuế xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh, cá tra, cá ngừ... từ Việt Nam vào Canada giảm từ khoảng 4 - 5% (thuế theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO, hay thuế MFN) về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada, bởi nhiều sản phẩm đang chiếm thị phần lớn tại thị trường này. Theo số liệu của Bộ Công Thương, cá ba sa gần như chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu. Các sản phẩm tôm của Việt Nam bao gồm đông lạnh và chế biến đứng đầu trong số các nước xuất khẩu mặt hàng này vào Canada, chiếm gần 1/3 thị phần nhập khẩu. Ngoài ra, cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh cũng chiếm 89% thị phần tại thị trường Canada.

Khi Hiệp định CPTPP được thực thi, những con số này dự báo sẽ ấn tượng hơn nữa.

Hàng dệt may gặp trở ngại về quy tắc xuất xứ

Hiện Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Canada, do đó CPTPP được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam tăng tốc độ phát triển lĩnh vực dệt may tại thị trường này trong những năm tới. Theo cam kết của Canada, 42,9% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Canada có thuế 0% từ năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm thứ 4.

Bộ Công Thương đánh giá Canada là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may của Việt Nam khi nhập khẩu khoảng 13,3 tỷ USD mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu được dự báo khoảng trên dưới 20% mỗi năm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Canada đạt gần 667 triệu USD trong năm 2018, tăng 19,8% so với năm trước đó và chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này đi các thị trường.

Canada luôn có nhu cầu về mặt hàng may mặc làm từ sợi tự nhiên, phù hợp với chuỗi cung ứng từ Việt Nam. Đồng thời, với CPTPP, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá bởi hàng hóa nhập về sẽ không chịu thêm tiền thuế. Trước CPTPP, nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam phải chịu thuế MFN 17 - 18%. Vì vậy, Việt Nam có cơ hội để nhanh chóng vượt qua Bangladesh hay Campuchia cũng như rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc, vì cả ba đều là những nước nằm ngoài CPTPP.

Ngoài việc kích thích xuất khẩu, CPTPP cũng được cho là động lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

 

Nguồn: Reuters.

Có lợi thế lớn trong CPTPP nhưng hàng dệt may của Việt Nam gặp phải trở ngại lớn là quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Đáp ứng được quy tắc này, hàng Việt Nam mới được hưởng thuế ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành dệt nhuộm lâu nay là điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam.

Hiện Việt Nam chỉ có khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ cho một số mặt hàng như quần áo dệt kim, quần âu, sơ mi. Với những sản phẩm có giá cao như áo khoác mùa đông, đồ thể thao, tỷ lệ đạt xuất xứ thấp, Bộ Công Thương cho biết.

Giày dép, túi xách “thuận buồm, xuôi gió”

Khác với hàng dệt may, Việt Nam về cơ bản có khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ cho giày dép và túi xách nên có thể được hưởng thuế ưu đãi cao.

Đối với giày dép, Canada cam kết rằng 78% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang quốc gia này sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc được hưởng mức cắt giảm 75% so với mức thuế suất hiện tại.

Cụ thể, thuế sẽ giảm từ 16 - 18% về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực với hầu hết loại giày thể thao, giày mũ vải, và về 4 - 4,5% đối với giày mũ da. Riêng các loại dép và giày bảo hộ có lộ trình giảm thuế dài.

Thuế với túi xách cũng được cam kết giảm về 0%. Với thị phần khoảng 8% hiện có ở Canada, túi xách của Việt Nam được dự đoán có nhiều dư địa để xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là các mặt hàng như túi, ba lô du lịch cho các hoạt động ngoài trời mà Canada đang quan tâm.

Ngoài ra, đối với nội thất bằng gỗ, thuế sẽ giảm ngay từ 9,5% xuống 0%, trừ ghế gỗ dùng trong nhà thuế giảm dần về 0% sau 6 năm. Đối với nội thất bằng kim loại, thuế giảm ngay từ 8% xuống 0% khi Hiệp định có hiệu lực.

Là nhà xuất khẩu lớn nhất về đồ gỗ phòng ngủ vào Canada, Việt Nam có khả năng gia tăng thị phần tại thị trường này từ mức 30% hiện tại.

Một số mặt hàng như nhựa gia dụng, giấy cũng được ưu đãi thuế. Năm 2018 xuất khẩu nhựa và sản phẩm nhựa sang Canada tăng 16%, chủ yếu là sản phẩm gia dụng như túi đi chợ, sản phẩm nhà bếp, đồ dùng gia đình,…

Hiện tại, có một số nhà máy làm túi không dệt số lượng lớn, chất lượng cao, được khách Canada ưa chuộng và đặt hàng từ năm 2019. Nhiều doanh nghiệp Canada cũng quan tâm ngành túi giấy của Việt Nam.

Theo Phan Vũ

Người đồng hành

Xem thêm Tin Pháp luật